BỘ MÔN LUẬT HÌNH SỰ

Đăng vào 16/05/2021 00:00

BỘ MÔN LUẬT HÌNH SỰ

I. GIỚI THIỆU BỘ MÔN LUẬT HÌNH SỰ

Bộ môn Luật hình sự được thành lập ngay sau khi thành lập Trường. Trải qua thời gian hơn 40 năm phát triển, Bộ môn Luật hình sự đã từng bước lớn mạnh, góp phần vào những thành công của Nhà trường trong các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học. Bộ môn Luật hình sự hiện nay có 12 giảng viên cơ hữu gồm 07 tiến sĩ (trong đó có 01 giáo sư, giảng viên cao cấp, nhà giáo ưu tú; 03 phó giáo sư, giảng viên cao cấp; 02 giảng viên chính ), 05 thạc sĩ (trong đó 04 người đang là nghiên cứu sinh). Bên cạnh đội ngũ giảng viên cơ hữu, Bộ môn Luật hình sự còn có 02 giảng viên kiêm nhiệm là lãnh đạo các đơn vị của Trường và 06 giảng viên thỉnh giảng (là lãnh đạo cơ quan của Bộ Tư pháp, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, các giảng viên của Trường, cán bộ của Viện kiểm sát nhân dân Tối cao đã nghỉ hưu). Trong 08 giảng viên kiêm nhiệm và giảng viên thỉnh giảng của Bộ môn thì 06 giảng viên có trình độ tiến sĩ, 02 giảng viên có trình độ thạc sĩ.

Tập thể giảng viên Bộ môn Luật hình sự đã biên soạn hoàn chỉnh bộ Giáo trình Luật hình sự Việt Nam phục vụ cho việc giảng day, nghiên cứu của giảng viên và sinh viên thuộc các chương trình đào tạo đại học. Đây là bộ giáo trình có chất lượng và uy tín cao trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học luật hình sự Việt Nam được sử dụng tại Trường Đại học Luật Hà Nội và nhiều cơ sở đào luật khác trong cả nước. Bên cạnh hoạt động giảng dạy, giảng viên Bộ môn Luật hình sự còn tích cực tham gia nghiên cứu khoa học: chủ nhiệm đề tài hoặc tham gia nghiên cứu đề tài khoa học Cấp nhà nước, Cấp bộ, Cấp trường; chủ trì hoặc viết tham luận cho các hội thảo khoa học Cấp quốc gia, Cấp bộ, Cấp trường, Cấp khoa; chủ biên hoặc tham gia biên soạn giáo trình, sách chuyên khảo, viết bài cho các tạp chí chuyên ngành luật. Cùng với hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học, giảng viên Bộ môn Luật hình sự còn tích cực hướng dẫn các nghiên cứu sinh làm luận án tiến sĩ, học viên cao học viết luận văn thạc sĩ và sinh viên viết khóa luận tốt nghiệp; hướng dẫn sinh viên thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học.  

I. ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN BỘ MÔN LUẬT HÌNH SỰ

 Lãnh đạo bộ môn

  1. PGS.TS.GVCC. Nguyễn Văn Hương, Trưởng Bộ môn.
  2. TS.GVC. Vũ Hải Anh, Phó Trưởng Bộ môn.

 Các giảng viên

1. GS.TS.GVCC.NGƯT. Nguyễn Ngọc Hòa

2. PGS.TS.GVCC. Trương Quang Vinh 

3. PGS.TS.GVCC. Cao Thị Oanh

4. TS.GVC. Lê Đăng Doanh

5. ThS.GV.NCS. Lưu Hải Yến

6. TS.GV. Phạm Tài Tuệ

7. ThS.GV.NCS. Đào Phương Thanh

8. ThS.GV.NCS. Mai Thị Thanh Nhung

9. ThS.GV. Nguyễn Thành Long

10. ThS.GV.NCS. Lê Thị Diễm Hằng

Các giảng viên kiêm nhiệm

1. TS.GVC. Nguyễn Tuyết Mai

2. TS.GV. Đào Lệ Thu

Các giảng viên thỉnh giảng

  1. TS. Trần Văn Dũng
  2. TS. Đỗ Đức Hồng Hà
  3. TS. Phạm Mạnh Hùng
  4. TS.GVC. Hoàng Văn Hùng
  5. ThS.GVC.NGƯT. Trần Đức Thìn
  6. ThS.GVC. Phạm Văn Báu

 

Văn phòng Bộ môn Luật hình sự

Phòng A 309, Nhà A, Trường Đại học Luật Hà Nội

Số 87, đường Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 04-38352356

 

II. CÁC HỌC PHẦN THUỘC CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO BỘ MÔN LUẬT HÌNH SỰ ĐẢM NHIỆM GIẢNG DẠY

ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ CỬ NHÂN

STT

Tên chương trình đào tạo

Tên học phần

Mã môn

Số tín chỉ

Học phần bắt buộc

Học phần tự chọn

1

Chương trình đào tạo đại học hệ chính quy ngành luật

 

Luật hình sự 1

CNBB05

3

x

 

Luật hình sự 2

CNBB06

3

x

 

Luật hình sự quốc tế

CNTC08

2

 

x

Tổ chức tội phạm mafia

CNTC08

2

 

x

Kỹ năng tư vấn pháp luật trong lĩnh vực hình sự

CNTC46

2

 

x

2

Chương trình đào tạo đại học hệ chính quy chất lượng cao ngành luật

 

Luật hình sự 1

CLC.CB05

3

x

 

Luật hình sự 2

CLC.CB06

3

x

 

International Criminal Law (Luật hình sự quốc tế)

CLC.CT11

2

 

x

Tổ chức tội phạm mafia

CLC.CT12

2

 

x

Kỹ năng tư vấn pháp luật trong lĩnh vực hình sự

CLC.CT53

2

 

x

3

Chương trình đào tạo đại học hệ chính quy ngành Ngôn ngữ Anh – Chuyên ngành tiếng Anh pháp lý

Luật hình sự 1

A.BTTC04

3

 

x

Luật hình sự 2

A.BTTC05

3

 

x

4

Chương trình đào tạo đại học hệ chính ngành Luật Kinh tế

Luật hình sự Việt Nam 1

CNTC06

3

 

x

Luật hình sự Việt Nam 2

CNTC07

3

 

x

5

Chương trình đào tạo đại học hệ chính ngành Luật Thương mại quốc tế

Luật hình sự Việt Nam

CSNBB09

2

X

 

6

Chương trình đào tạo đại học hệ chính quy ngành luật dành cho cán bộ pháp chế Bộ, Ngành, UBND, HĐND và doanh nghiệp Nhà nước

Luật hình sự 1

B.CNBB08

2

X

 

Luật hình sự 2

B.CNTC03

2

 

x

7

Chương trình đào tạo đại học hệ chính quy ngành Luật, chương trình liên kết đào tạo giữa Trường Đại học luật Hà Nội và Đại hoc Arizona, Hoa Kỳ

Luật hình sự 1

CNBB05

3

x

 

Luật hình sự 2

CNBB06

3

x

 

8

Chương trình đào tạo đại học hệ liên thông hình thức chính quy ngành Luật

Luật hình sự

T.CNBB05

3

x

 

9

Chương trình đào tạo đại học Luật hình thức vừa làm vừa học

Luật hình sự 1

CNBB05

3

x

 

Luật hình sự 2

CNBB06

3

x

 

ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ

STT

Tên chương trình đào tạo

Tên học phần

Mã học phần

Số tín chỉ

Học phần bắt buộc

Học phần tự chọn

1

Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ định hướng nghiên cứu - Chuyên ngành luật hình sự và tố tụng hình sự

(mã số 60380104)

(Chuyên đề) Những vấn đề pháp lý mới của Luật hình sự

KTCS-05

10 tiết giảng

 

x

Luật hình sự 01

LHS-01

4

x

 

Luật hình sự 02

LHS-04

4

 

x

Luật hình sự 03

LHS-07

4

 

x

2

Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ định hướng ứng dụng – Chuyên ngành Luật hình sự và tố tụng hình sự

(mã số: 60380104)

(Chuyên đề) Những vấn đề pháp lý mới của Luật hình sự

KTCS-06

10 tiết giảng

 

x

Định tội danh – cơ sở và kỹ năng

LHS-01

3

x

 

Quyết định hình phạt – Cơ sở và kỹ năng

LHS-02

2

x

 

Áp dụng pháp luật hình sự đối với các tội phạm xâm phạm nhân thân

LHS-04

2

 

x

Áp dụng pháp luật hình sự đối với các tội phạm xâm phạm sở hữu

LHS-05

2

 

X

Áp dụng pháp luật hình sự đối với các tội phạm về chức vụ

LHS-06

2

 

x

Áp dụng một số dấu hiệu đặc biệt trong Luật hình sự

LHS-07

2

 

X

Áp dụng pháp luật hình sự đối với các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế

LHS-08

2

 

X

ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ

(Giảng dạy các chuyên đề bắt buộc phù hợp với đề tài nghiên cứu của từng nghiên cứu sinh)